Bối cảnh The Velvet Underground (album)

Lou Reed, cây viết nhạc chính của ban, nói về album: "Tôi thực sự không cho rằng mình nên làm một White Light/White Heat thứ hai. Tôi đã tưởng rằng đó là một ý tưởng tồi và tôi thực sự tin vậy. Tôi cho rằng bọn tôi phải phô bày khía cạnh khác của mình. Nếu không, chúng tôi sẽ trở nên một chiều và phải tránh điều đó bằng mọi giá."[2] Tay trống Moe Tucker nói rằng, "Tôi hài lòng với đường lối mà chúng tôi chọn và với sự điềm tĩnh mới trong nhóm và [tôi] nghĩ về tương lai tốt hơn, mong người ta sẽ thông thái lên và rằng một hãng đĩa nào đó sẽ chọn và đáp ứng chúng tôi." Doug Yule phát biểu rằng album "đã tạo nên nhiều niềm vui. Những buổi thu đều đầy tính xây dựng và sáng tạo, mọi người đều cùng nhau làm việc."[2]

The Velvet Underground là album đầu của ban nhạc cho MGM Records, trong khi hai album được Verve, một công ty con của MGM, phát hành. Ảnh hưởng từ Andy Warhol bị giảm sút, mối liên quan đáng kể nhất với the Factory là ảnh bìa trước và sau được Warholite Billy Name thực hiện, và bài hát mở đầu "Candy Says" kể về Warhol superstar Candy Darling (người mà sau đó tái xuất hiện trong "Walk on the Wild Side" của Reed). Theo yêu cầu của Reed, Yule hát bài hát này.[3] Bìa bao đĩa được thiết kế bởi Dick Smith, khi đó làm ở MGM/Verve, với bức ảnh của Billy Name hình ban nhạc ngồi trên một cái ghế ở Factory của Andy Warhol.

Ban nhạc tự sản xuất album, với hai bản phối stereo khác nhau. Bản phối của Val Valentin phổ cập rộng hơn. Một bản phối khác do Lou Reed thực hiện, làm nổi bật giọng và tiếng guitar của ông và làm mờ những nhạc cụ khác. Phiên bản này được Sterling Morrison gọi là "Closet Mix" vì đối với ông nó nghe như nó được làm trong một căn buồng nhỏ ("closet").[4]